Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè, tuy nhiên bệnh có thể xảy ra quanh năm kể cả vào mùa thu, đông. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.
Đây
là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể
gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt nguy
hiểm nhất là viêm sưng tinh hoàn, thường là một bên, xảy ra từ 20 - 30% ở nam
giới trưởng thành.
Nguyên nhân:
Quai
bị do virus gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những
giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả
trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn
dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Thời gian lây
là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh
lý.
Triệu chứng:
Khi
bị nhiễm virus quai bị, phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 - 2 ngày trước
khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39 – 400C) trong 3 - 4
ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má
sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng
một lúc. Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có
triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người
xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó bệnh
nhân được miễn dịch suốt đời. Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều
biến chứng hơn ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có
thể có các biến chứng như: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm
buồng trứng, viêm tụy; tổn thương thần kinh; đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ
có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị
dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Khi
mắc quai bị, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị
những biến chứng nguy hiểm, như:
Viêm
tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ em
dưới 2 tuổi và người lớn trên 40 tuổi, xuất hiện sau khi sưng tuyến mang tai 1
- 2 tuần. Bệnh nhân đau tinh
hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì
sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Sau 2 tháng mới
đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30
- 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.
Viêm buồng trứng: Chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì
(hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có khả năng
gây dị dạng thai, sảy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ
thai chết lưu hoặc đẻ non.
Viêm não hoặc viêm màng não: Thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức
đầu nghiêm trọng và cứng cổ.
Phòng và điều trị:
Tiêm vaccin phòng bệnh :
Biện pháp phòng bệnh quai bị hữu
hiệu nhất là tiêm vaccin. Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho
trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi
tiêm chủng 6 - 7 tuần.
Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1
lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi. Nếu
bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ
4-12 tuổi. Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị
thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có
tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong
trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ
kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.
Đây là bệnh do virus gây ra nên
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi
tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Khi bị mắc bệnh, người
bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2
tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. Trẻ em bị bệnh không được đến
trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. Người lớn mắc bệnh
cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. Các đồ vật có liên quan đến
chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. Có thể giảm đau tại chỗ bằng
cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng Paracetamol. Trường
hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là
chủ yếu, hạn chế vận động. Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc
đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị và trách các biến
chứng nặng hơn.